Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Thần Hoàng, Thành Hoàng

Thờ thần,nói chuyện thờ thần, thời xưa thời đại phong kiến, Nhà vua và triều đình làm lể tế Trời Đất, xã tắc cùng thần hải nhạc sơn xuyên,,dưới là thứ dân thì : tế lể bậc anh hùng hào kiệt minh quân lương tướng; tiên thánh; các vị tiên sư(tổ làng nghề) từng có công đức với đời giúp dân cứu nước và những vị thần kỳ linh hiễn có chứng tích phù hộ sinh linh.
Ngày nay phong tục tế lể thần thánh là thờ thần, như: Thờ Thành Hoàng, thờ Chư vị, thờ tam phú, tứ phú còn duy trì và tồn tại. Thờ Thành hoàng Tục thờ Thành Hoàng vốn đã có ở Trung hoa cổ đại Thời Tam Quốc, đến đời Đường mới bắt đầu lập miếu Thành Hoàng ở Đài Đô đến Thời Tống, Minh thì thiên hạ đâu đâu cũng lập đền thờ. Tục thờ Thành Hoàng sang Việt nam từ thời Bắc thuộc, đén đời Đinh, Lê thì việc thờ Thần đã thịnh hành. Lúc ban đàu ở mỗi địa phương được sự cho phép của triêu đình, lập miếu thờ thần núi, thâng sông,tôn họ làm chúa tể ở đó và dán chúng đến cầu phù hộ che chở. Về sau triều đình lập biểu những bậc trung thần, nghĩa sĩ, những người có công lao với nhà nước và cũng lập đèn thờ mỗi vị ở nột số địa phương. Dần dần làng nào cũng thờ một vị thần làm chủ tể, như trong làng có người anh hùng hào kiệt quá cố thì thờ ngay vị đó, không có thì đi rước một vị thần linh noiwi khác.Sau này các triều đinh phong kiến cho phép biên chép điển tích và ra sắc phong các thần đẻ tôn thờ làm Thành Hoàng ở các làng xã.Mỗi đền hay đình đều lưu giử truyền đời các thần tích thần sắc. Các vị thần được sắc phong chia làm ba loại, Thượng đẳng thần, Trung đẩng thần, và hạ đẳng thần. Các vị thần ddeuf thờ tại miếu, gọi là miếu Thành hoàng........
Bây giờ làng nào cũng có thờ miếu Thành hoàng tùy theo kinh tế làm đẹp hay vừa mỗi làng mỗi khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét